Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành quan trọng bậc nhất tạo ra sự phát triển để kiến tạo một xã hội toàn cầu, nơi mà mọi người có thể tương tác và liên lạc với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt trong kỷ nguyên chuyển đổi số, thời đại của Cách mạng công nghiệp 4.0, các lĩnh vực đời sống xã hội đều cần đến sự góp mặt của Công nghệ thông tin, nhiều công việc tay chân dần được tự động hóa bằng máy móc và công nghệ số.
Nhu cầu của thị trường đối với nhân lực ngành công nghệ thông tin là vô hạn
CNTT là lĩnh vực rộng lớn và đang phát triển nhanh chóng, người học có thể tìm kiếm được vô vàn cơ hội việc làm tốt trong nước và quốc tế, ở Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung của toàn cầu, số lượng doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông ước tính 45.500 doanh nghiệp (6/2020) và trung bình, theo báo cáo thống kê về lĩnh vực công nghiệp ICT của Bộ Thông tin & Truyền thông.
Đặc biệt, Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số đến năm 2030, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại. Theo đó, nhu cầu nhân lực CNTT ngày càng tăng mạnh, thị trường lao động lĩnh vực này vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Đây chính là cơ hội dành cho thế hệ trẻ ngày nay.
Thu nhập dẫn đầu
Theo kết quả nghiên cứu từ báo cáo lương của một trong những trang web tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, JobStreet.com, nhân viên làm trong lĩnh vực CNTT (từ 1 – 4 năm kinh nghiệm) nhận được mức lương trung bình hơn 18,8 triệu đồng/tháng, thuộc nhóm có thu nhập cao nhất.
Theo báo cáo thị trường nhân lực về các ngành CNTT trong năm 2019 của VietnamWorks, mức lương đăng tuyển của nhóm phát triển phần mềm trong lĩnh vực Blockchain nằm trong khoảng 2.000$ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp sau đó là các ngành công nghệ dữ liệu như AI (Trí tuệ nhân tạo) và BackEnd với mức lương chênh lệch không quá nhiều (1.800 – 2.000$). Các nhóm ngành khác như Data Science, Mobile, Software hay Big Data cũng nhận được mức lương đăng tuyển không dưới 1.500$ và dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng.
Trích dẫn từ “Cẩm nang những nghề nghiệp có triển vọng nhất trong 10 năm tới” của Cục thống kê lao động đưa ra những dự đoán về top 10 ngành nghề trong lĩnh vực CNTT có mức lương cao nhất tính đến năm 2020, trong đó phải kể đến những ngành nghề sau:
- Lập trình ứng dụng điện thoại: Mức lương trung bình lên đến 95.000 USD/năm nếu được làm việc cho các công ty lớn. Đây được xem là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới và nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao;
- Quản trị cơ sở dữ liệu: Gần như tất cả các doanh nghiệp, công ty đều cần lưu trữ dữ liệu số hóa trên máy tính, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này cũng tăng lên đáng kể;
- Kỹ sư phần mềm: Đi liền với sự phát triển của internet là yêu cầu không thể thiếu các kỹ sư phần mềm thiết kế và bảo dưỡng;
- Thiết kế game: Ngành công nghiệp game đang mang lại một nguồn lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp, từ đó cũng mở ra cơ hội việc làm cho rất nhiều kỹ sư CNTT với mức thu nhập trung bình khoảng 80.000 USD/năm ở các nước phát triển trên thế giới;
- Quản trị mạng: Tỉ lệ sử dụng công nghệ trong kinh doanh tăng cao sẽ kéo theo nhu cầu quản trị mạng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả;
- Phát triển và thiết kế website: Hầu hết các doanh nghiệp, công ty đều cần một website bán hàng hoặc cung cấp thông tin cho khách hàng. Do đó nhu cầu và mức lương trung bình của ngành nghề này cũng tăng lên mạnh mẽ trong thời gian qua
- Giảng viên hoặc nghiên cứu sinh về lĩnh vực Công nghệ thông tin;
- Làm việc tại các cơ quan nhà nước có tuyển dụng nhân viên chuyên ngành CNTT,..
Ngành học luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của thí sinh
Đây là ngành học mang tính ổn định về cơ hội nghề nghiệp, thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký dự thi mỗi năm. Trong hệ thống giáo dục và đào tạo các ngành nghề ở bậc Đại học, ngành công nghệ thông tin luôn được xem là sự lựa chọn thông minh để truyền tải đến các học sinh phổ thông và các bậc phụ huynh trong việc hướng nghiệp cho con em mình.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội phục vụ nền cách mạng công nghiệp 4.0. Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư, chuẩn bị và sẵn sàng như:
Cơ sở vật chất, khang trang và hiện đại, khoảng hơn 1000 máy tính cấu hình cao được kết nối mạng internet để xây dựng thống phòng Lab thực hành và nghiên cứu cho sinh viên nhà trường. Các phòng học thoáng mát, có điều hòa, luôn tạo không gian học tập tốt nhất cho sinh viên. Hệ thống thư viện (gần 10.000 đầu sách) của nhà trường có đầy đủ sách tham khảo từ căn bản đến chuyên ngành cho sinh viên và giảng viên học tập - nghiên cứu, có hệ thống thư viện số cho người dùng tra cứu.
Các giảng viên của Khoa đều cótrình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề được đào tạo bài bản từ những trường trong và ngoài nước uy tín, chất lượng cao, ngoài ra còn có các đội ngũ các cộng tác viên là các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước;
Khoa CNTT luôn giảng dạy theo mô hình tương tác 3D với người học: Kết hợp người Thầy/ Cô giảng dạy tương tác 2 chiều với người học và kết hợp thực tế với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ngoài để sao cho phần học của sinh viên được sôi nổi gắn với thực tế và nhiều quá trình khởi nghiệp lung ý chí đã được nảy sinh từ trên ghế nhà trường;
Khoa cũng hợp tác với nhiều công tyCông nghệ Thông tin hàng đầu của Việt Nam như FPT software, Viettel, Liên doanh giữa tập đoàn bưu chính viễn thông và LG (Hàn Quốc)… trong nghiên cứu, đào tạo, thực tập, tuyển dụng và các hoạt động khác, sinh viên có thể đi thực tập hoặc làm thêm về ngành học từ năm thứ 2 trở đi.
Cũng là Khoa đi tiên phong hàng đầu trong khối các trường đào tạo về ngành CNTT về đào tạo CNTT có định hướng tài nguyên môi trường theo chủ trương và đặt hàng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Từ những nội dung trên, chắc chắn các bạn thí sinh đã có thể trả lời câu hỏi “Có nên học ngành Công nghệ thông tin, học ngành Công nghệ thông tin ra làm gì ?”. Khi đó, việc xác định ngành học là bước khám phá quan trọng tiếp theo để sẵn sàng hòa mình vào “thế giới phẳng” ẩn chứa nhiều điều mới mẻ, thú vị.
Để xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin tại Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội, bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
- Phương thức 2:Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT
Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ thông tin gồm: A00(Toán, Lý, Hóa), A01(Toán, Lý, Anh), B00(Toán, Hóa, Sinh ),D01(Toán, Văn, Anh)
Chỉ tiêu ĐHCQ năm 2021 ngànhCông nghệ thông tin dự kiến: 380 chỉ tiêu
Năm 2021 Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký xét tuyển ngay trên website trực tuyến của trường (http://tuyensinh.hunre.edu.vn). Phương thức này tạo thuận lợi cho những thí sinh ở xa, không thể đến nộp hồ sơ qua bưu điện và trực tiếp tại trường.
Thông tin liên hệ trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội – HUNRE - Địa chỉ: Số 41A đường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. - Đường dây nóng tư vấn tuyển sinh: 0902 130 130. - Website: http://tuyensinh.hunre.edu.vn - Fanpages:https://www.facebook.com/Hunre.fanpage/
|
- Giới thiệu Ngành Marketing 27.04.2020
- Kế toán - Kiểm toán và Phân tích tài chính 27.04.2020
- Giới thiệu Ngành Quản trị kinh doanh: Sinh viên ngành quản trị kinh doanh - Bí kíp năng động, tự tin tạo nên sự khác biệt 27.04.2020
- Giới thiệu ngành Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên: ngành học đa dạng hóa cơ hội việc làm 27.04.2020
- Giới thiệu ngành Quản trị khách sạn 27.04.2020