Chuyển tới nội dung

Giới thiệu khoa Khoa học biển và Hải đảo

26.05.2025

I. Thông tin chung: Giới thiệu thông tin toàn diện về đơn vị bao gồm cả thông tin liên hệ cũng như chức năng nhiệm vụ của đơn vị

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Điện thoại: 02437645797 - 02437645799/1511

Email: khoakhb@hunre.edu.vn

Địa chỉ: Phòng 511, tầng 5, nhà B, số 41A Đường Phú Diễn, P. Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Website: https://bhd.hunre.edu.vn

Điều 1. Vị trí và chức năng

Khoa Khoa học biển và Hải đảo là đơn vị chuyên môn thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và triển khai thực hiện công tác đào tạo các trình độ  của giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo trong nước và quốc  tế thuộc ngành, lĩnh vực Khí tượng thủy văn biển, quản lý biển ở các trình độ giáo dục đại học và các hoạt động giáo dục và đào tạo khác theo phân công của Hiệu trưởng; triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo  ngành, lĩnh vực khoa học biển và hải đảo và các lĩnh vực khác theo phân công  của Hiệu trưởng. Khoa hoạt động theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với các nhiệm vụ và quyền hạn được cụ thể hóa theo quy định này.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

  1. Xây dựng, trình Hiệu trưởng chiến lược, kế hoạch hoạt động dài hạn, 05 năm, hàng năm của Khoa; tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch hoạt động của Trường.
  2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm:

- Đề xuất mở mới các ngành đào tạo; xây dựng mới các chương trình đào tạo cho các trình độ giáo dục đại học thuộc lĩnh vực khoa học biển và hải đảo, quản lý biển, khí tượng thủy văn biển, hải dương học, công nghệ biển, địa chất biển, môi trường biển, hàng hải và theo phân công của Hiệu trưởng; đề xuất cải tiến nội dung chương trình, phát triển các chương trình đào tạo; rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chương trình đào tạo thuộc phạm vi quản lý của Khoa;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, đánh giá kết quả học tập của người học ở các trình độ đào tạo theo kế hoạch chung của Trường; chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của các chương trình đào tạo do Khoa quản lý; các học phần được phân công trong chương trình đào tạo khác;

- Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Khoa theo phân công của Hiệu trưởng;

- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật (dự giờ, hội thảo) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

- Tham gia coi thi; xây dựng đề thi hoặc bộ đề thi các học phần, thực hiện các hoạt động đánh giá kết quả học tập người học đối với các học phần do Khoa phụ trách theo quy định;

- Xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học.

  1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học - công nghệ; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học theo kế hoạch chung của Trường; chủ động khai thác các chương trình, dự án hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo của Khoa, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh.
  2. Đề xuất hợp tác với các tổ chức, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài để xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, đào tạo liên kết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu xã hội.
  3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng các chương trình đào tạo; xây dựng báo cáo kết quả thực hiện cải tiến chất lượng theo quy định; phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường thực hiện các hoạt động liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo.
  4. Tham gia ý kiến về mặt chuyên môn đối với các văn bản được gửi lấy ý kiến theo phân công của Hiệu trưởng.
  5. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức và người lao động của Khoa; cử cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch chung của Trường.
  6. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và hoạt động của Khoa.
  7. Cập nhật thông tin của Khoa lên website theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức của các thông tin công bố.
  1. Phối hợp thực hiện công tác công khai, đảm bảo chất lượng giáo dục, tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và cải tiến chất lượng theo quy định của Trường.
  2. Phối hợp thực hiện hoạt động lấy ý kiến phản hồi đối với người học, viên chức và người lao động, cựu người học, nhà sử dụng lao động theo Kế hoạch và phân công của Nhà trường; xử lý số liệu khảo sát và thực hiện cải tiến theo quy định của Nhà trường.
  3. Phối hợp tổ chức số hóa, xây dựng và đưa vào sử dụng các hệ thống phần mềm quản trị trong Nhà trường đáp ứng yêu cầu quản lý, quản trị và kết nối, báo cáo chia sẻ dữ liệu giáo dục và đào tạo theo quy định.
  4. Phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường; các tổ chức thuộc Phân hiệu thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công, đề nghị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khoa.
  5. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể của Nhà trường trong các nhiệm vụ có liên quan.
  6. Quản lý tài sản, viên chức và người lao động của Khoa.
  7. Chủ trì công tác tự đánh giá chương trình đào tạo, kiểm định chất lượng đào tạo và cải tiến chất lượng chương trình đào tạo sau đánh giá.
  8. Thực hiện công tác quản lý người học của Khoa:

- Quản lý toàn diện việc học tập, rèn luyện của người học trong Khoa, kịp thời nắm bắt việc học tập và rèn luyện của người học; thực hiện công tác cố vấn học tập cho người học;

- Phối hợp với đơn vị chức năng xây dựng và thực hiện quản lý hệ thống cố vấn học tập, chủ nhiệm lớp thuộc các ngành do Khoa phụ trách;

- Phối hợp với Phòng chức năng của Trường tổ chức công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; các tuần sinh hoạt công dân; các hội nghị đối thoại và các hoạt động rèn luyện khác cho người học;

- Phối hợp với Phòng chức năng thực hiện đánh giá, phân loại kết quả rèn luyện; xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ chính sách cho người học theo quy định;

- Tổ chức bộ máy ban cán sự lớp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong các lớp theo dõi, giúp đỡ ban cán sự lớp và các tổ chức đoàn thể của lớp hoạt động tốt nhằm quản lý quá trình học tập và rèn luyện của người học; nhận xét kết quả học tập, thực tập, rèn luyện của người học.

  1. Tham gia công tác hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, công tác tuyển sinh và các hoạt động khác của Trường.
  2. Tham gia sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo các ngành/chuyên ngành của Khoa do Hiệu trưởng giao.
  3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

 II.Chươngtrình đào tạo

1.1.   Giới thiệu chương trình

Ngành Quản lý biển là một ngành học với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển phục vụ phát triển kinh tế bền vững vùng bờ biển. Chương trình đào tạo ngành Quản lý biển được xây dựng dựa trên yêu cầu nguồn nhân lực tại đơn vị thuộc sở tài nguyên của các tỉnh thành ven biển và các đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực biển và Đại dương. Ngành QLB đào tạo sinh viên có được những kiến thức như:

Hiểu được các kiến thức cơ sở ngành như các quá trình động lực trong đại dương, các tính chất lý hóa cơ bản của khối lượng nước đại dương, khí hậu, khí tượng;

Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, so sánh được tầm quan trọng các nguồn tài nguyên biển như sinh vật biển, năng lượng khoáng sản và du lịch biển; các kiến thức về kinh tế tài nguyên và môi trường biển;

Nắm vững và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; Giao thông trên biển và hàng hải; Các quá trình địa chất, địa mạo biển, động lực đới bờ; Các hình thức quản lý, chu trình quản lý và công cụ quản lý nói chung và quản lý biển nói riêng (pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật,...);

Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành như: Công tác quản lý nhà nước về biển Việt Nam, phân biệt được quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước tổng hợp biển và hải đảo; các vấn đề chủ quyền, an ninh và hợp tác trên biển;

Nắm vững các kiến thức về quan trắc, giám sát, đánh giá, kiểm soát môi trường biển, kiểm toán và thanh tra môi trường biển, phân tích và đánh giá được mức độ tổn thương với thiên tai và sự cố môi trường biển, biến đổi khí hậu;

Vận dụng các kiến thức đã học thành thạo các bước tiến hành quy hoạch không gian biển và vùng bờ, nắm rõ các khái niệm phân vùng và quy hoạch, tiếp cận dựa vào vùng hệ sinh thái và vùng quy hoạch;

Nắm vững các kiến thức về hệ thống đảo Việt Nam cũng như các thách thức và cơ hội trong quản lý hệ thống đảo Việt Nam.

1.2.   Thông tin chung về chương trình

 

- Tên chương trình

 

 

+ Tiếng Việt:

Quản lý biển

 

+ Tiếng Anh:

Marine Management

 

- Trình độ đào tạo:

Đại học

 

- Ngành đào tạo:

Quản lý biển

 

- Mã số:

7850199

 

- Thời gian đào tạo:

04 năm

 

- Loại hình đào tạo:

Chính quy

 

- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp

+ Tiếng Việt:

Cử nhân Quản lý biển

 

+ Tiếng Anh:

Bachelor of Marine Management

 

- Thời gian ban hành chương trình:

2022

- Thời gian rà soát, sửa đổi chương trình gần nhất:

2021

- Kiểm định chương trình:

2018

1.3.   Triết lý đào tạo

  • Giáo dục toàn diện: Sản phẩm được đào tạo phải có đầy đủ các yếu tố Đức – Trí – Thể - Mỹ, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
  • Khai phóng: Giáo dục hướng tới xây dựng cho người học một nền tảng kiến thức rộng, cung cấp những kỹ năng cần thiết giúp lĩnh hội và vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời có chuyên môn sâu ở một lĩnh vực nhất định.
  • Sáng tạo: Sáng tạo là đặc tính riêng có của con người, và là yêu cầu cần thiết đối với người làm khoa học. Hình thành tư duy sáng tạo, độc lập là cơ sở để tạo ra những phát kiến, phát minh khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy của người giáo viên.
  • Thực nghiệp: Thực nghiệp có vai trò quan trọng trong đào tạo, học phải đi đôi với hành, những kiến thức được tiếp nhận từ nhà trường phải vận dụng linh hoạt vào quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp.

1.4.   Mục tiêu đào tạo

1.4.1.    Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân trình độ đại học về quản lý tài nguyên và môi trường biển, bao gồm quản lý vùng bờ biển, hải đảo và đại dương, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội biển bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.

1.4.2.    Mục tiêu cụ thể:

  1. Có kiến thức cơ bản về giáo dục đại cương.
  2. Có kiến thức cơ sở về quản lý biển (hải dương học, tài nguyên và môi trường biển, quản lý tổng hợp biển và vùng bờ biển, và quản lý nhà nước về biển).
  3. Có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh chuyên ngành và tin học đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý biển và đại dương.
  4. Có khả năng học tiếp ở các bậc sau đại học trong và ngoài nước theo các quy định hiện hành.
  5. Nắm vững các kỹ năng thực hành nghề nghiệp và sử dụng được các công cụ quản lý trong quá trình triển khai các hoạt động quản lý biển; kỹ năng trong việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch quản lý biển.
  6. Có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các viện, trường, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ liên quan đến biển.
  7. Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm công dân; có khả năng tìm việc làm, có sức khỏe phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.

1.5.   Đối tượng, tiêu chí tuyển sinh

  • Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), đạt điểm chuẩn tuyển sinh theo quy định của Nhà trường.
  • Tiêu chí tuyển sinh: Theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội theo từng năm.

1.6.   Hình thức đào tạo:

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

1.7.   Phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá

 

1

Thuyết trình

1

Làm việc nhóm

1

Dạy học thực hành

2

Thảo luận/Semina

2

Trình bày báo cáo

2

Thí nghiệm

3

Tiểu luận/Bài tập lớn

3

Tình huống

3

Thực tập

4

Dự án/Đồ án

4

Phương pháp khác

 

 

5

Mô phỏng

 

 

 

 

6

Tự học có hướng dẫn

 

 

 

 

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ thập phân, sau đó được chuyển đổi sang thang điểm chữ theo quy định.

1.8.   Điều kiện tốt nghiệp

Được thực hiện theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định hiện hành của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

1.9.   Cơ hội việc làm và khả năng học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp

- Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

  • Vị trí việc làm: Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản lý biển có khả năng quan trắc các yếu tố thủy khí động lực nhằm phân tích, đánh giá, xử lý các nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý; Thành thạo trong phân tích tổng hợp, xử lý các nguồn thông tin về tài nguyên và môi trường biển như khoáng sản, năng lượng và du lịch biển... phục vụ công tác quản lý biển; Có kỹ năng tham gia về việc xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách và hỗ trợ ra quyết định trong các vấn đề về quản lý, quy hoạch, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; Có kỹ năng phân tích lợi ích và chi phí hiệu quả đối với tài nguyên môi trường biển nhằm phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.
  • Cơ quan, đơn vị làm việc:Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản lý biển, người học có thể làm trong các cơ quan, đơn vị như:

+ Cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật (http://www.vasi.gov.vn). Các đơn vị chuyên môn trực thuộc Cục hiện nay gồm Phòng Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Phòng Quản lý điều tra cơ bản biển và hải đảo; Phòng Quản lý khai thác biển và hải đảo.

+ Các Phòng biển đảo thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tại các tỉnh, thành phố có bờ biển: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo; Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo; Sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, quy hoạch mạng lưới dịch vụ, đề án thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

+ Phòng Nông nghiệp và môi trường các huyện ven biển: Thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu...

+ Các Viện, Trung tâm có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra về lĩnh vực nông nghiệp và môi trường biển;

+ Các trường Đại học đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực hệ sinh thái biển, luật chính sách biển, nguồn lợi hải sản, môi trường biển, công trình biển;

+ Các tổ chức quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu, quản lý biển và hải đảo như: Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh Greenhub; Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MCD; World Wide Fund For Nature...

+ Các công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn, điều tra khảo sát tài nguyên, môi trường biển.

- Cơ hội học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp: Sau khi sinh viên ra trường sinh viên có thể học tập lên trình độ cao hơn.