Chuyển tới nội dung

Sinh học ứng dụng - ngành học của xu thế cuộc cách mạng 4.0

05.04.2020

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhiều lĩnh vực của đời sống là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của rất nhiều quốc gia trên thế giới khi Thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của lĩnh vực công nghệ sinh học. Tại Việt Nam, sinh học được ứng dụng y dược, trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường. Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết: đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần ít nhất là 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực Sinh học ứng dụng và Công nghệ Sinh học. Nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện nay vẫn đang chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Do đó, đây được đánh giá là ngành học của tương lai khi hứa hẹn mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho các cử nhân mới ra trường.

Sinh học ứng dụng là một ngành học tích hợp nền tảng của nhiều ngành khác nhau bao gồm sinh học, hóa học, vật lý, công nghệ… Tại Khoa môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội (HUNRE) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành Sinh học ứng dụng được đào tạo theo hướng ứng dụng sinh học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý môi trường, xử lý môi trường và sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tốt nghiệp ngành Sinh học ứng dụng tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sinh viên có thể làm việc  nhiều lĩnh vực khác nhau như:

1) Chuyên viên quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tài nguyên và môi trường, phát triển nông nghiệp sạch và bền vững;

2) Chuyên viên quan trắc và xử lý môi trường bằng sinh học tại các trung tâm quan trắc, trung tâm công nghệ môi trường

3) Chuyên viên làm việc tại các công ty dược phẩm để phát triển các dòng sản phẩm có nguồn gốc sinh học trong hỗ trợ điều bệnh và chăm sóc sức khoẻ con người,…

4) Chuyên viên điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm;

5) Chuyên viên làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học (thực vật, động vật);

6) Khởi nghiệp mô hình nuôi trồng, phát triển tài nguyên sinh vật; sản xuất chế phẩm sinh học;

7) Chuyên viên làm việc tại các trung tâm xét nghiệm vi sinh y học

8) Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu, Giảng viên tại các trường Đại học về lĩnh vực sinh học ứng dụng.

Với chương trình học được thiết kế theo hướng ứng dụng với phương châm sinh viên ra trường có việc làm, chương trình đào tạo và nội dung giảng dạy được xây dựng gắn liền với thực tế. Trong quá trình học, sinh viên được thực hành, thực tập và tham quan tại các cơ sở, doanh nghiệp. Vì vậy sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có khả năng thực hành nghề nghiệp tốt và hòa nhập nhanh chóng vào môi trường làm việc trong thực tế.

 

Bài viết khác