Lựa chọn nào cho ngành Luật trong bối cảnh hiện nay
NGÀNH LUẬTTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI- ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO TIN CẬY CỦA XÃ HỘI
Ngành luật là một trong những ngành nghề phổ biến và không thể thiếu của xã hộivàlà một trong số ít những ngành khoa học xã hộicóthu nhập cao cùng cơ hội việc làm dồi dào.
1. Học luật ra làm nghề gì?
Đó là câu hỏi của không ít những bậc phụ huynh cùng các bạn học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT. Có thể thấy trong xã hộihiện naycó rất nhiều ngành cần đến kiến thức pháp luật và rất nhiều cơ quan, tổ chức cần đến những người có kiến thức pháp luật.Đặc biệt, ngày nay Việt Nam đã và đang tiến sâu vào quá trình hội nhập quốc tếlại càng cần đến những người có kiến thức pháp luật. Sinh viên tốt nghiệp có thể lựa chọn các vị trí việc làm sau:
– Làm việc trong hệ thống cơ quan thuộc ngành toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, thi hành án dân sự với vai trò là thẩm phán, thẩm tra viên,thư ký toà án, , kiểm tra viên, kiểm sát viên, chấp hành viên, trọng tài viên…
– Làm việc trong hệ thống cơ quan thuộc viện kiểm sát nhân dân vai trò là kiểm tra viên, kiểm sát viên,…
– Làm việc trong hệ thống cơ quan thuộc ngành thi hành án dân sự với vai trò là chấp hành viên,thẩm tra viên,…
– Làm việc tại cơ quan nhà nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật, như: thanh tra nhà nước, thuế vụ, hải quan, kiểm lâm,công an,…
– Làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật với vai trò là cố vấn pháp luật,…
– Trọng tài viên làm việc trong tổ chức trọng tàithương mại trong nước và quốc tế.
– Làm việc cho doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước hoặc trong và ngoài nước ở các bộ phận pháp chế, nhân sự, trợ lí…
– Làm việc tại các tổ chức tư vấn và dịch vụ pháp lý như: trung tâm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng,..
– Tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu tạicác trường, viện nghiên cứu có liên quan đến vấn đề pháp luật,…
Như vậy, có thể thấy học luật mở rarất nhiều cơ hội việc làmchosinh viên.
2. Người học luật cần những tố chất nào?
Người học luật cần có nhiều tố chất để trở thành một thẩm phán, luật sư, chuyên gia pháp lý,… Có thể kể đến những tố chất cơ bản là:
- Chăm chỉ, ham học hỏi, kiên trì và nhẫn nại
Ngành luật đòi hỏingười họcphảinghiên cứu rất nhiều các loạitài liệu,sách, báo để cập nhật những thông tintrên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nắm bắt đượcnội dung của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hànhvà vận dụng tốt tronggiải quyết công việc. Khi gặp vấn đề khó khăn bạn phải kiên trì, nhẫn nại không bỏ cuộc khi tìm ra một phương án giải quyết phù hợp nhất.
- Có trí nhớ tốt và thích tranh luận
Chăm chỉ, ham học hỏi là tố chất giúp bạn trang bị những kiến thức hành nghề nhưng bạn cũng phải có một trí nhớ thật tốt để ghi nhớ chính xác nội dung văn bản pháp luật và các tình huống diễn ra trong công việc,giúp bạn giải quyết thật nhanh và hiệu quả những tình huống pháp luật mà bạn gặp phải.
Trên cơ sở những kiến thức pháp lý, việc tranh luận nhằm phân tích, đánh giá tình huống để đưa ra quan điểm chính xác, sắc bénđể thuyết phục được các bên liên quan trong giải quyết công việc, như: đối đáp, tranh luận, bào chữa trong các phiên tòa, thuyết phục đối tác ký kết hợp đồng trong kinh doanh,…
- Luôn lắng nghe và có khả năng thuyết phục người khác
Kiên nhẫn giúp bạn luôn luôn lắng nghe người khác trình bày các vấn đề có liên quan đến vụ việc, việc lắng nghe giúp cho bạn càng hiểu sâu sắc vấn đề cần giải quyết, tạo sự yên tâm cho đối tác,…Trước mỗi sự vụ,bạn cần phải mềm mỏng, uyển chuyển để thích ứng với hoàn cảnh thực tế đang diễn ra. Trên cơ sở đóthuyết phục mọi người lắng nghe những gì bạn nóiđểgiúp xoay chuyển ý kiến củacác bên có lợi cho mình hoặc cho khách hàng của mình.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là một trường đại học công lập được đào tạo chuyên ngành Luật.Như những cơ sở đào tạo khác, khi học ngành luật trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sinh viên sẽcó sự hiểu biết sâu sắc về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; có kiến thức, tư duy nền tảng các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật, kỹ năng giải quyết các vấn đề pháp lý để hành nghề. Bên cạnh đó, người học còn được nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Thông báo về việc tiếp tục kéo dài thời gian trở lại trường và triển khai học tập trực tuyến qua mạng nhằm ứng phó với dịch Covid-19 (Đến hết ngày 05/04/2020) 26.03.2020
- Đại hội chi bộ Giảng viên Môi trường nhiệm kỳ 2020-2022 25.03.2020
- Đại hội chi bộ Khoa học Đại cương nhiệm kỳ 2020-2022 25.03.2020
- Đại hội chi bộ Lý luận chính trị nhiệm kỳ 2020-2022 25.03.2020
- Đại hội chi bộ Giảng viên Kinh tế Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2020-2022 25.03.2020
- Đại hội chi bộ Ngoại ngữ nhiệm kỳ 2020-2022 25.03.2020
- Đại hội chi bộ Giảng viên Trắc địa bản đồ - Thông tin địa lý nhiệm kỳ 2020-2022 25.03.2020
- HUNRE hưởng ứng sự kiện giờ trái đất năm 2020 - Thay đổi hành vi tiêu dùng vì một hệ sinh thái khỏe mạnh 25.03.2020
- Đại hội chi bộ Giảng viên Quản lý đất đai nhiệm kỳ 2020-2022 24.03.2020
- Hội nghị cán bộ chủ chốt Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 17.03.2020
- Công nghệ thông tin - ngành của tương lai 17.03.2020
- Trắc địa - Bản đồ giữ vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta? 17.03.2020