Giới thiệu ngành Quản lý Tài nguyên nước: Tiềm năng và cơ hội
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng và không thể thiếu cho cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, tổng trữ lượng nước mặt 830 tỷ m3, nước dưới đất 63 tỷ m3 và trên 1 triệu km2 mặt nước biển với mức trung bình đầu người là 9.856m3/người/năm. Hiện nay, các thách thức quản lý tài nguyên nước đặt ra bao gồm: Phụ thuộc vào nguồn nước quốc tế; thiếu nước vào mùa khô; quản lý lưu vực sông; xâm nhập mặn; khai thác sử dụng bền vững hiệu quả; quan trắc giám sát tài nguyên nước; năng lực quản lý tài nguyên nước; thể chế chính sách về tài nguyên nước; biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tài nguyên nước. Để giải quyết các vấn đề thách thức đặt ra cần phải có chiến lược về quản lý tài nguyên nước bền vững, trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực yếu tố quyết định trong tiến trình này và rất cần thiết hiện nay.
1. Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh hiện nay.
Hằng năm, nhu cầu nhân lực về lĩnh vực tài nguyên nước nói chung và lĩnh vực quản lý tài nguyên nước nói riêng đều gia tăng đáng kể. Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân hiện nay ngành tài nguyên môi trường ở Trung ương có trên 11.000 cán bộ công chức, viên chức, ở địa phương có trên 30.000 công chức, viên chức. Trong đó ngành tài nguyên nước ở Trung ương có 1.500 cán bộ, công chức viên chức, ở địa phương có 3.000 cán bộ. Hầu hết, các cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực tài nguyên nước chủ yếu được đào tạo rất đa dạng khác nhau và trái ngành trái nghề trên 70%. Hằng năm nguồn nhân lực này tiếp tục gia tăng đều đặc biệt trong khối tư nhân, ước tính trung bình nhân lực có trình độ đáp ứng cho ngành tài nguyên nước là từ 800-1.000 người. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành TN&MT hiện nay rất lớn, tuy vậy, số lượng được đào tạo, bồi dưỡng theo đúng chuyên môn nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc thực tế còn rất hạn chế.
2. Cơ hội việc làm
Khoa tài nguyên nước, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đào tạo cử nhân ngành Quản lý tài nguyên nước. Đến nay đã đào tạo được 37 Kỹ sư Quản lý tổng hợp tài nguyên nước, 119 cử nhân quản lý tài nguyên nước ra trường hiện đang làm việc tại các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường như: Cục quản lý tài nguyên nước; Trung tâm quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia; Cục Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân, Sở tài nguyên và môi trường các tỉnh: Khánh Hoà, Ninh Bình, Lạng Sơn, …
3. Cơ hội du học và làm việc trong môi trường quốc tế
Với chương trình đào tạo tiên tiến được hỗ trợ của Hà Lan, chương trình được thiết kế dựa trên khung đào tạo chuẩn của Hà Lan với các học phần chuyên ngành tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước dưới đất, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, phân tích đánh giá chất lượng nước, các mô hình số nước mặt, nước dưới đất, chất lượng, quản lý tài nguyên nước đô thị, kỹ năng nghề nghiệp tài nguyên nước, … đã lấp đầy được các khoảng trống trong đào tạo của các ngành trước đây về lĩnh vực thuỷ văn, địa chất thuỷ văn, kỹ thuật tài nguyên nước. Hướng đào tạo tập trung để tạo ra các cử nhân có kiến thức cơ bản về quản lý và hiểu biết chuyên sâu về chuyên môn tài nguyên nước đã tạo được động lực cho học tập và đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn xã hội ngày nay.
Hình ảnh Sinh viên thực hành lấy mẫu tại Hồ Tây, 10/2020
Hình ảnh: Sinh viên Việt Nam và Hà Lan phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm, 10/2020
4. Mức thu nhập
Thu nhập trung bình hiện nay của các Cử nhân ngành Quản lý tài nguyên nước ra trường từ 1-3 năm là 7-10 triệu. Với vị trí việc làm ổn định, vững chắc đảm bảo được đời sống trong tương lai cho các bạn trẻ.
Hình ảnh sinh viên tốt nghiệp ra trường, 5/2020.
Để xét tuyển vào ngành Quản lý tài nguyên nước tại Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội,bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
- Phương thức 2:Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT
Tổ hợp môn xét tuyển ngành Quản lý tài nguyên nước gồm: A00 (Toán, Lý, Hoá), A01(Toán, Lý, Anh), B00( Toán, Hoá, Sinh),D01(Toán, Văn, Anh).
Chỉ tiêu ĐHCQ năm 2021ngànhQuản lý Tài nguyên nướcdự kiến:40 chỉ tiêu
Năm 2021 Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký xét tuyển ngay trên website trực tuyến của trường (http://tuyensinh.hunre.edu.vn). Phương thức này tạo thuận lợi cho những thí sinh ở xa, không thể đến nộp trực tiếp tại trường.
- Ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm 12.05.2020
- Giới thiệu ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường 12.05.2020
- Giới thiệu ngành Sinh học ứng dụng 12.05.2020
- Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (Mã ngành 7510605) 12.05.2020
- Học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành – Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Cơ hội việc làm cao! 12.05.2020
- Giới thiệu ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường 12.05.2020
- Giới thiệu ngành Luật - Cơ hội cho tất cả mọi người 30.04.2020
- Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin 28.04.2020
- Giới thiệu ngành Quản lý đất đai 28.04.2020
- Giới thiệu ngành Bất động sản 28.04.2020
- Giới thiệu Ngành Quản lý biển - ngành học tiềm năng trong lĩnh vực biển 28.04.2020
- Giới thiệu Ngành Marketing 27.04.2020