Chuyển tới nội dung

Bất động sản - Ngành mới, cơ hội mới

15.03.2020

1. Xu thế mới của ngành bất động sản

Bất động sản là một trong những ngành thu hút được sự quan tâm rất lớn của xã hội, có xu thế phát triển mạnh hiện tại và trong tương lai, là một lĩnh vực quan trong có liên quan đến nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, cũng như trong tương lai nhu cầu cán bộ ngành Bất động sản tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các sở, ban, ngành, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, các trường đại học và cao đẳng, nhất là tại các công ty kinh doanh bất động sản, văn phòng, trung tâm tư vấn, môi giới và sàn giao dịch bất động sản là rất lớn.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia trong và ngoài nước về thị trường nhân lực cho lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam hiện nay là vừa yếu và vừa thiếu trong khi thị trường bất động sản đang phát triển rất nóng. Tình trạng thiếu hụt nhân lực diễn ra ở tất cả các khâu, từ các cơ quan quản lý bất động sản đến các chuyên gia kỹ thuật, các chuyên gia quản lý, kinh doanh, định giá, môi giới bất động sản.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn xã hội và dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung và Khoa Quản lý đất đai nói riêng, năm 2020 Bộ giáo dục và Đào Tạo cho phép nhà trường tuyển sinh ngành bất động sản. 
2. Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân bất động sản có thể công tác trong các vị trí sau: 
- Chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và bất động sản như: Tổng cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Xây dựng - Quản lý đô thị, cán bộ địa chính tại các xã, phường, thị trấn. Bộ Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng. Các Tổng công ty, tập đoàn chuyên kinh doanh Bất động sản. Nhân viên thẩm định giá bất động sản tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, các cơ quan thuế.v.v…
- Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu; giảng viên tại trường Cao đẳng; trợ giảng tại các trường Đại học có nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Bất động sản.
- Viên chức tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng
- Cán bộ kỹ thuật làm việc tại các công ty, các tổ chức tư vấn hoạt động trong các lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất, các công ty môi giới và định giá bất động sản; Các dự án liên quan bất động sản; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản.
- Chuyên viên thẩm định giá, chuyên viên môi giới, tư vấn, kinh doanh bất động sản, cán bộ vận hành và khai thác bất động sản, nhà chung cư... 
3. Những tố chất cần thiết để làm nghề:
- Có khả năng vận dụng thành thạo các văn bản pháp quy và chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản lý và kinh doanh bất động sản, trong bộ máy quản lý bất động sản của Nhà nước từ Trung ương tới các cấp cơ sở.
- Có khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh bất động sản; Có khả năng lập luận, tư duy, phân tích, khái quát hóa vấn đề và xác định được mục tiêu cốt lõi cần giải quyết trong thực tiễn liên quan đến công tác quản lý và kinh doanh bất động sản một cách khoa học, hiệu quả.
- Có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh bất động sản, các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành.
- Có kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: Có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
- Có kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: Giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin; soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết, ứng xử giao tiếp về lĩnh vực quản lý và kinh doanh bất động sản; Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; có khả năng đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành.
- Có kỹ năng tìm việc làm: Có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.
 


Bài viết khác