Chuyển tới nội dung

Chương trình bồi dưỡng vị trí việc làm Chuyên viên về Khí tượng thủy văn

19.06.2025

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
- Công chức đảm nhiệm vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn.
- Công chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhu cầu bồi dưỡng theo vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn.
- Đối tượng khác có nhu cầu bồi dưỡng theo vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật.
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn (sau đây viết tắt là Chương trình) nhằm trang bị, cập nhật cho công chức kiến thức tổng quan, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành về lĩnh vực khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Cập nhật, trang bị kiến thức chung về lĩnh vực khí tượng thủy văn.
- Trang bị các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành gắn với yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn.
- Hướng dẫn nội dung, quy trình cơ bản để thực hiện nhiệm vụ liên quan trong lĩnh vực khí tượng thủy văn theo thực tế tại cơ quan, đơn vị.
III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
Phương pháp thiết kế Chương trình thông qua các chuyên đề được sắp xếp theo thứ tự từ kiến thức cơ bản đến kiến thức, kỹ năng chuyên ngành nhằm tạo điều kiện dễ dàng cập nhật, bổ sung và đổi mới nội dung từng chuyên đề mà không làm ảnh hưởng tới kết cấu chung của Chương trình.
Phương pháp thiết kế chương trình theo hướng áp dụng cho các loại hình bồi dưỡng: tập trung, bán tập trung, từ xa (hình thức trực tuyến).
IV. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
4.1. Khối lượng kiến thức
Ngoài thời gian khai giảng, bế giảng và kiểm tra, Chương trình có 04 (bốn) chuyên đề giảng dạy và được chia thành các phần chính sau:
- Phần 1: Kiến thức chung gồm 02 (hai) chuyên đề giảng dạy.
- Phần 2: Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành gồm 02 (hai) chuyên đề giảng dạy.
- Phần 3: Kiểm tra/Thực hành.
4.2. Thời gian bồi dưỡng
Thời gian bồi dưỡng của Chương trình là 03 ngày với tổng thời lượng 24 tiết (08 tiết/ngày), trong đó:

- Kiến thức chung

09 tiết

- Kiến thức, kỹ năng

12 tiết

- Kiểm tra/Thực hành

01 tiết

- Khai giảng, bế giảng và phát chứng nhận

02 tiết

Tổng cộng

24 tiết

4.3. Cấu trúc chương trình
Phần 1
Kiến thức chung

STT

Nội dung chuyên đề

Số tiết

Tổng

Lý thuyết

Trao đổi/
Thảo luận

1

Chuyên đề 1: Tổng quan về khí tượng
thủy văn

05

03

02

2

Chuyên đề 2: Xây dựng và quản lý việc
chấp hành pháp luật về khí tượng thủy văn

04

03

01

Tổng cộng

09

06

03


Phần 2 Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành

STT

Nội dung chuyên đề

Số tiết

Tổng

Lý thuyết

Trao đổi/
Thảo luận

1

Chuyên đề 3: Yêu cầu, kiến thức, kỹ
năng, nhiệm vụ của vị trí việc làm
Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong
hoạt động quản lý mạng lưới trạm khí
tượng thủy văn

05

04

01

2

Chuyên đề 4: Yêu cầu, kiến thức, kỹ
năng, nhiệm vụ của vị trí việc làm
Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong
hoạt động quản lý dự báo, cảnh báo;
thông tin và dữ liệu khí tượng thủy văn

07

05

02

Tổng cộng

09

12

09

Phần 3 Kiểm tra hoặc thực hành

STT

Hoạt động

Số tiết

1

Khai giảng

01

2

Kiểm tra/Thực hành

01

3

Bế giảng và phát chứng nhận

01

Tổng cộng

03

V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
5.1. Biên soạn tài liệu, báo cáo
- Tài liệu, báo cáo được biên soạn khoa học, nội dung chuyên đề phải phù hợp yêu cầu về trình độ, kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn; bảo đảm không trùng lặp với chương trình bồi dưỡng khác.
- Nội dung tài liệu, báo cáo phải bảo đảm kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, kiến thức, kinh nghiệm của lĩnh vực khí tượng thủy văn; bảo đảm áp dụng được cho cả loại hình bồi dưỡng từ xa.
- Các chuyên đề phải biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện cho các cơ sở bồi dưỡng và giảng viên thường xuyên cập nhật, bổ sung những nội dung mới và tiến bộ khoa học trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
- Các chuyên đề phải thiết thực, phù hợp với trình độ của học viên để nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu và sau khi học xong, học viên có thể vận dụng vào công việc được giao.
- Học liệu điện tử phải có nội dung bám sát mục tiêu đào tạo, có tính sư phạm cao, dễ dùng, đáp ứng nhu cầu tự học của người học.
5.2. Giảng dạy
5.2.1. Giảng viên, báo cáo viên
- Giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy các chuyên đề của Chương trình, bao gồm: giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về lĩnh vực khí tượng và thủy văn; các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn. Đáp ứng tiêu chuẩn về giảng viên, báo cáo viên theo quy định của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ của giảng viên, báo cáo viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hiện hành.
- Báo cáo viên phải là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác giảng dạy; am hiểu về ngành tài nguyên và môi trường nói chung và về lĩnh vực khí tượng thủy văn nói riêng; đồng thời có khả năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng.
- Giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy cần đầu tư nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức mới, các bài tập tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, sát với mỗi lớp học cụ thể, đảm bảo giảng dạy đạt chất lượng.
- Trường hợp lớp học áp dụng loại hình bồi dưỡng từ xa thì giảng viên, báo cáo viên phải biết kỹ năng giảng dạy trực tuyến; sử dụng thành thạo hệ thống học tập bằng loại hình bồi dưỡng từ xa hoặc phải có kỹ thuật viên thông thạo về loại hình bồi dưỡng từ xa trợ giúp trong quá trình giảng dạy.
- Trong các phần thảo luận trên lớp, giảng viên, báo cáo viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý, phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận không rời mục tiêu học tập đã được xác định.
5.2.2. Yêu cầu giảng dạy
- Việc giảng dạy phải được thực hiện theo phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm. Giảng viên, báo cáo viên truyền đạt đảm bảo về kiến thức, chú trọng đặt các câu hỏi gợi mở cho học viên phát biểu, đưa ra những tình huống để học viên thảo luận; biết cách đúc kết vấn đề, phát triển khả năng tư duy và phát huy kinh nghiệm thực tiễn của học viên để phát triển bài giảng.
- Tăng cường thực hành kỹ năng và giải quyết tình huống để học viên cùng trao đổi và thảo luận trên lớp.
- Hướng dẫn nghiệp vụ trực tiếp và cụ thể để học viên áp dụng ngay vào giải quyết công việc được giao.
5.2.3. Yêu cầu đối với học viên
- Học viên phải nắm bắt được những nội dung cơ bản của Chương trình để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của mình, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Học viên phải nghiên cứu tài liệu, tích cực thảo luận theo yêu cầu của giảng viên, báo cáo viên.
- Trường hợp lớp học áp dụng loại hình bồi dưỡng từ xa thì học viên phải được hướng dẫn sử dụng phương pháp học trực tuyến; sử dụng được hệ thống học tập bằng loại hình bồi dưỡng từ xa.
- Tham dự đầy đủ các buổi học.
5.3. Yêu cầu đối với việc tổ chức bồi dưỡng
- Chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng và cung cấp cho học viên khi tổ chức lớp học theo đúng quy định hiện hành.
- Chuyên đề báo cáo được thiết kế theo hình thức có phần trình bày chung, phần trao đổi và rút ra những bài học kinh nghiệm khi vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế công việc đang đảm nhiệm.
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định loại hình bồi dưỡng thực hiện Chương trình, hình thức kiểm tra/thực hành (trực tiếp hoặc trực tuyến) và được áp dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng, nội dung bồi dưỡng và điều kiện thực tế nhưng phải bảo đảm chất lượng bồi dưỡng công chức theo quy định.
- Trường hợp lớp học áp dụng loại hình bồi dưỡng từ xa, kiểm tra/thực hành bằng hình thức trực tuyến thì cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động chuẩn bị hoặc phối hợp với tổ chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực theo quy định để chuẩn bị phần mềm học trực tuyến; cơ sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập theo loại hình bồi dưỡng từ xa; học liệu số (học liệu điện tử), tài liệu bồi dưỡng trực tuyến; bài kiểm tra/thực hành trực tuyến; tư liệu, dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video,… về các nội dung dự kiến sẽ thực hành bằng hình thức trực tuyến; bố trí đội ngũ kỹ thuật viên thông thạo về loại hình bồi dưỡng từ xa trợ giúp giảng viên, báo cáo viên, học viên khi tổ chức khóa học.
- Tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng công chức và báo cáo kết quả đánh giá về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Tổ chức cán bộ) theo đúng quy định hiện hành.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
6.1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Đây là điều kiện để học viên được làm bài kiểm tra/thực hành.
6.2. Đánh giá kết quả học tập thông qua bài kiểm tra/thực hành của học viên, chấm theo thang điểm 10; Học viên đạt 5 trở lên thì được được đánh giá là đạt. Trường hợp lớp học áp dụng loại hình bồi dưỡng từ xa và kiểm tra/thực hành bằng hình thức trực tuyến thì nội dung bài kiểm tra/thực hành trực tuyến do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định, có thể chấm theo thang điểm 100 và học viên đạt điểm 50 trở lên thì được đánh giá là đạt.
6.3. Đánh giá chung cho toàn Chương trình thông qua bài kiểm tra/thực hành chấm theo thang điểm 10; Học viên nào không đạt điểm 5 trở lên đối với bài kiểm tra/thực hành thì không được cấp chứng nhận.
VII. CHỨNG NHẬN
7.1. Căn cứ kết quả đánh giá học tập nêu trên, học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm Chuyên viên về biến đổi khí hậu.
7.2. Việc quản lý và cấp phát chứng nhận được thực hiện theo quy định hiện hành.
VIII. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG
Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng thực hiện theo quy định của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hiện hành.
IX. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CHÍNH CÁC CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn nội dung chính các chuyên đề nhằm hỗ trợ cho việc biên soạn tài liệu thực hiện Chương trình và biên soạn giáo trình, bài giảng. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất hoạt động công vụ và vị trí việc làm của học viên, các giảng viên, báo cáo viên cần cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, tình hình thực hiện nhiệm vụ về quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ đến thời điểm giảng dạy, các bài tập tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, sát với công việc, chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm đối với học viên.
Phần 1 Kiến thức chung
Chuyên đề 1: Tổng quan về khí tượng thủy văn
1. Quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực khí tượng thủy văn.
2. Hệ thống tổ chức và hoạt động của lĩnh vực khí tượng thủy văn.
3. Định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong các hoạt động quản lý mạng lưới; dự báo, cảnh báo; thông tin và dữ liệu khí tượng thủy văn.
Chuyên đề 2: Xây dựng và quản lý việc chấp hành pháp luật về khí tượng thủy văn
1. Chủ trương, đường lối của Đảng và định hướng phát triển của lĩnh vực khí tượng thủy văn.
2. Hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; văn bản pháp luật về quản lý hành chính nhà nước và công nghệ hành chính.
3. Quản lý việc chấp hành pháp luật về khí tượng thủy văn.
Phần 2 Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành
Chuyên đề 3: Yêu cầu, kiến thức, kỹ năng, nhiệm vụ của vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
1. Nhiệm vụ theo vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý mạng lưới trạm khí tượng thủy văn.
2. Yêu cầu theo vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý mạng lưới trạm khí tượng thủy văn.
3. Kiến thức, kỹ năng, khung năng lực vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý mạng lưới trạm khí tượng thủy văn.
4. Quy trình, quy định, trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn.
Chuyên đề 4: Yêu cầu, kiến thức, kỹ năng, nhiệm vụ của vị trí việc làm
Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý dự báo, cảnh báo; thông tin và dữ liệu khí tượng thủy văn
I. Yêu cầu, kiến thức, kỹ năng, nhiệm vụ của vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
1. Nhiệm vụ theo vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
2. Yêu cầu theo vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
3. Kiến thức, kỹ năng, khung năng lực vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
4. Quy trình, quy định, trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động quản lý dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
II. Yêu cầu, kiến thức, kỹ năng, nhiệm vụ của vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý thông tin và dữ liệu khí tượng thủy văn.
1. Nhiệm vụ theo vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý thông tin và dữ liệu khí tượng thủy văn.
2. Yêu cầu theo vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý thông tin và dữ liệu khí tượng thủy văn.
3. Kiến thức, kỹ năng, khung năng lực vị trí việc làm Chuyên viên về khí tượng thủy văn trong hoạt động quản lý thông tin và dữ liệu khí tượng thủy văn.
4. Quy trình, quy định, trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động quản lý thông tin và dữ liệu khí tượng thủy văn.
Phần 3 Kiểm tra/Thực hành
1. Mục đích
a) Là phần thu hoạch kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ Chương trình.
b) Đánh giá mức độ kết quả học tập của học viên đã đạt được sau khi tham gia Chương trình.
2. Yêu cầu
a) Cuối khóa học, học viên phải làm bài kiểm tra/thực hành; trong đó, học viên cần có sự liên hệ giữa những kiến thức và kỹ năng thu nhận được với thực tế công việc được giao.
b) Các yêu cầu, hướng dẫn cụ thể sẽ thông báo cho học viên khi bắt đầu học.
3. Hướng dẫn
a) Tổ chức thực hiện đúng yêu cầu của bài kiểm tra/thực hành theo quy định.
b) Về nội dung, hình thức và thời gian của bài kiểm tra/thực hành do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu nêu trên.
4. Xếp loại
a) Đạt: 5 điểm trở lên với thang điểm 10; 50 điểm trở lên với thang điểm 100.
b) Không đạt: dưới 5.0 điểm với thang điểm 10; dưới 50 điểm với thang điểm 100.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định hình thức khen thưởng học viên theo quy định hiện hành