Chuyển tới nội dung

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai công tác tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm KPI

03.06.2020

Đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong bất kì một tổ chức nào, là cơ sở để đưa ra các quyết định chiến lược về nhân sự và định hướng phát triển lâu dài cho tổ chức.

Vì vậy, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tiến hành xây dựng phần mềm đánh giá thực hiện công việc bằng KPI. Đánh giá hiệu quả làm việc sẽ cung cấp các thông tin phản hồi về mức độ hoàn thành công việc của nhân viên so với kỳ vọng và mục tiêu đã đề ra, giúp nhà quản lý phát hiện tiềm năng và nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, giúp nhân viên có định hướng nghề nghiệp và xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Mục tiêu nhà trường đặt ra khi xây dựng KPI là: công việc cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có thời gian cụ thể. Từ đó, giúp nhà trường phát triển về cả chất lượng đào tạo và hiệu quả công việc của cán bộ công nhân viên.

 

Hiệu trường PGS.TS. Hoàng Anh Huy phát biểu trước cuộc họp

TS. Nguyễn Hoản giới thiệu phần mềm KPIs

Đánh giá thực hiện công việc bằng KPI

1. KPIs (trong đánh giá thực hiện công việc) là gì?

KPI - Key Performance Indicators, là một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.

KPI là 1 công cụ hiện đại giúp các nhà quản lý triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên; vì vậy KPI áp dụng cho nhiều mục đích: quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý công việc của nhóm, tự quản lý công việc của cá nhân.

Sử dụng trong đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV), hệ thống KPIs được hiểu là những chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc. Hay nói cách khác KPIs chính là mục tiêu công việc mà cá nhân, tổ/nhóm, phòng/ban, tổ chức… cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung.

Thông thường mỗi vị trí chức danh sẽ có bản mô tả công việc trong đó nêu rõ những trách nhiệm của vị trí chức danh đó phải thực hiện. Dựa trên cơ sở những trách nhiệm công việc đó Nhà quản lý sẽ đưa ra các chỉ số (mục tiêu) để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của vị trí chức danh đó.

Dựa trên việc hoàn thành KPI, nhà quản lý sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. KPI là cơ sở để nhà quản lý đánh giá thành tích của nhân viên và đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng nhân viên.

2. Mục đích của việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc

Việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc nhằm mục đích:

Thứ nhất, đảm bảo người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể.

Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.

Việc sử dụng các chỉ số KPIs góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn…


Bài viết khác